Ngày này 86 năm trước, cầu Cổng Vàng được khánh thành và những điều bạn chưa biết về công trình này

 

Ngày này 86 năm trước, cầu Cổng Vàng được khánh thành và những điều bạn chưa biết về công trình này
Kể từ sau sự bùng nổ của Cơn sốt vàng năm 1849, các nhà đầu cơ đã nhận ra rằng vùng đất phía bắc Vịnh San Francisco sẽ tăng giá trị. Ngay sau đó, 1 kế hoạch đã được ấp ủ để xây dựng 1 cây cầu bắc qua Cổng Vàng - 1 eo biển hẹp đóng vai trò như của Vịnh San Francisco, để tăng khả năng tiếp cận với thành phố.

cau-cong-vang-2.jpg

Mặc dù ý tưởng đã có từ năm 1869, nhưng đến năm 1916, một cựu sinh viên kỹ thuật đang làm phóng viên cho tờ San Francisco Bulletin mới chính là người kêu gọi xây dựng 1 cây cầu treo có nhịp trung tâm dài 914m, gần gấp đôi chiều dài của các nhịp cầu lúc bấy giờ. Ý tưởng của Wilkins được ước lượng phải cần đến 100 triệu USD, một con số kinh ngạc.

Vì thế, kỹ sư thành phố San Francisco - ông Michael M. O'Shaughnessy, chính là người đã nghĩ ra cái tên Cầu Cổng Vàng, đã nghiên cứu với các kỹ sư và tìm ra giải pháp có chi phí thấp hơn. Sau 1 thời gian làm việc, cuối cùng Michael M. O'Shaughnessy và kỹ sư Joseph Strauss đã kết luận rằng họ có thể xây dựng 1 cây cầu treo với kinh phí chỉ khoảng 25-30 triệu USD, có nhịp chính sẽ dài ít nhất 1219m.

cau-cong-vang-3.jpg


Tuy nhiên vào thời điểm đó, kế hoạch xây dựng vấp phải nhiều sự phản đối, kiện tụng từ nhiều bên. Bởi vì đất ở cả 2 bên eo biển thuộc sở hữu của Bộ Chiến Tranh. Đến lúc mà các trở ngại hầu như được giải quyết ổn thoả, thì cuộc Đại suy thoái năm 1929 lại diễn ra, vì thế các quan chức đã thuyết phục cử tri ủng hộ khoản nợ trái phiếu trị giá 35 triệu đô la, lấy lý do là sẽ tạo ra công ăn việc làm cho dự án. Thế nhưng trái phiếu đã không thể bán được cho đến năm 1932, khi mà Ngân hàng Hoa Kỳ (Bank of America) đồng ý mua lại toàn bộ dự án để hỗ trợ nền kinh tế địa phương.

cau-cong-vang-6.jpg

Bắt đầu từ tháng 1/1933, cầu Cổng Vàng được xây dựng. Eo biển Cổng Vàng có thuỷ triều chảy xiết, bão thường xuyên và sương mù khiến việc xây dựng trở nên vô cùng khó khăn. 14/8/1933, một tàu chở hàng đã va chạm với giàn giáo, gây ra hư hỏng nghiêm trọng. Thậm chí người ta phải tạo ra một mạng lưới an toàn có thể di chuyển được để đề phòng các trường hợp xấu trong qúa trình xây dựng. Tổng cộng mạng lưới an toàn này đã cứu 19 người công nhân khỏi bị ngã chết.

Cầu Cổng Vàng chính thức khánh thành vào năm 27/5/1937, trở thành cây cầu có nhịp cầu dài nhất thế giới vào thời điểm đó. Trước đó 1 ngày, 200.000 người đã đi bộ, chạy và thậm chí trượt patin qua cây cầu mới này. Với những toà tháp cao sơn màu cam, cầu Cổng Vàng đã trở thành 1 địa danh nổi tiếng của Mỹ và là 1 trong những biểu tượng của San Francisco.

cau-cong-vang-20.jpg

Vào thời điểm khánh thành, cầu Cổng Vàng là cây cầu treo cao nhất và dài nhất của thế giới, tạo ra tiền lệ cho ngành thiết kế cầu treo sau này. Mặc dù sau này, đã có những cây cầu khác đã vượt qua cầu Cổng Vàng về kích thước, nhưng vẫn không thể so sánh được với độ phổ biến của cây cầu được cho là có nhiều ảnh chụp nhất trên thế giới này.

  • Đây là dự án gặp nhiều ý kiến phản đối nhất: Theo ước tính cầu Cổng Vàng có tổng cộng 2300 vụ kiện chống lại nó từ năm 1930.
  • Khi thép xây dựng được Bethlehem Steel chế tạo tại các xưởng đúc ở Pennsylvania và New Jersey, thép chỉ được phủ 1 lớp sơn lót chì màu đỏ. Hải quân đã gợi ý rằng cây cầu nên được sơn sọc đen và vàng, nhưng quân đoàn không quân lại muốn sọc đỏ và trắng. Cuối cùng, kiến trúc sư Irving F.Morrow đã quyết định sử dụng màu cam (thứ màu cam mà theo ông gọi là International Orange được tạo từ 69% màu đỏ tươi, 100% màu vàng, 6% đen). Lý do là bởi màu cao có thể nhìn thấy rõ trong sương mù, việc này sẽ vô cùng cần thiết đối với những con tàu đi qua. Ngoài ra, màu cam cũng phù hợp với khung cảnh tự nhiên xung quanh.
cau-cong-vang-18.jpg

  • Mặc dù được coi là 1 trong những công trình giao thông vĩ đại nhất nước Mỹ trong TK20, thế nhưng nó cũng được mệnh danh là nơi tự sát nổi tiếng nhất thế giới. Theo đó, cầu Cổng vàng là cây cầu mà người ta chọn tự tử nhiều thứ 2 trên thế giới, chỉ xếp sau cây cầu bắc qua sông Dương Tử ở Nam Kinh, Trung Quốc.
  • Đã có 3 em bé được sinh ra trên cầu Cổng Vàng và điều thú vị là cả 3 bé đều là bé trai.
  • Cứ 2 năm 1 lần, các kỹ sư sẽ tiến hành kiểm tra từng chi tiết của cây cầu để bảo trì và sơn sửa lại.
cau-cong-vang-13.jpg

Quảng cáo



  • Trong lễ kỷ niệm 50 năm vào ngày 24/5/1987, các quan chức dự kiến tiếp đón 50.000 người tới tham dự sự kiện. Tuy nhiên trên thực tế con số có mặt là 800.000 người. Trọng lượng của đám đông đã kiến cây cầu bị chùng xuống hơn 2m. Cùng với đó là gió mạnh làm cây cầu bị lắc lư khiến đám đông sợ hãi, buồn nôn và cố gắng thoát khỏi cây cầu càng nhanh càng tốt.
cau-cong-vang-14.jpg

  • Lần cấm lưu thông cây cầu lâu nhất là vào 3/12/1989, khi sức gió đạt đến 120km/h. Ngoài ra, cầu Cổng Vàng còn có 2 lần ngưng hoạt động vì 2 dịp gồm chuyến viến thăm của Franklin Roosevelt và Charles de Gaulle.
  • Cầu Cổng Vàng đã xuất hiện trong nhiều bộ phim nổi tiếng như Dark Passage (1947), Vertigo (1958), Rise of the Planet of the Apes (2011), Pacific Rim (2013),…


Theo (1), (2), (3)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Kinh nghiệm tạo biểu đồ Use Case

PHÉP TOÁN XOR

Phần mềm hỗ trợ vẽ bản đồ tư duy trên máy tính

Power Designer 12.5