200 năm trước, con người giải mã được viên đá Rosetta - chìa khoá của nền văn minh Ai Cập cổ đại

200 năm trước, con người giải mã được viên đá Rosetta - chìa khoá của nền văn minh Ai Cập cổ đại


Cách đây 200 năm trước vào ngày 27/9/1822, nhà ngữ văn người Pháp Jean-Francois Champollion đã giải mã được Hòn đá Rosetta. Đây được xem là một thành tựu lớn cho phép thế giới đọc được chữ tượng hình Ai Cập cổ đại, giúp con người hiện đại hiểu rõ hơn về một trong những nền văn minh vĩ đại trong lịch sử loài người.
Năm 1799, trong một vụ phá huỷ pháo đài của một trong những trung uý của Napoleon ở Rosetta, Ai Cập (nay là Rashid). Người ta đã phát hiện một phiến đá khổng lồ được bao phủ bởi các chữ viết cổ lần đầu tiên được tìm thấy. Giống như nhiều cổ vật trước đó, hòn đá Rosetta (đặt theo tên của nơi được tìm thấy) được gửi đến Institut d'Egypte ở Cairo và sau đó chuyển đến bảo tàng Anh, theo yêu cầu của nhà vua.
da-rosetta-1.png

Phiến đá chứa đựng các thông điệp chính thức về nhà vua - Ptolemy V. Người mà con dân Ai Cập ca ngợi là “hiện thân của vị thần với những việc làm đẹp đẽ”. Đó là một tấm bia được làm bằng đá granodiorite khắc sắc lệnh ban hành ở Memphis vào năm 196 TCN theo lệnh của nhà vua Plotemy V. Sắc lệnh này được khắc bằng 3 ngôn ngữ: 14 dòng chữ tượng hình Ai Cập cổ đại, 32 dòng ký tự Demotic và 53 dòng tiếng Hy Lạp cổ đại.

Chữ tượng hình là các ký hiệu hình ảnh được sử dụng trong thời Ai Cập cổ đại khoảng vào năm 3100 TCN. Vào thời Ptolemy, thời điểm khoảng 3000 năm sau khi tạo ra chữ tượng hình - chữ được xem là khá phức tạp và chủ yếu được dùng bởi các linh mục. Còn người dân chủ yếu dùng chữ Demotic đơn giản hơn.

da-rosetta-3.jpg

IIon Regulski, người phụ trách mảng văn hóa viết của Ai Cập tại Bảo tàng Anh - nơi đặt đá Rosetta từ năm 1802 cho biết: “Vào thời điểm đó, Ai Cập là một xã hội rất đa văn hoá, nhiều người có thể đọc và viết nhiều ngôn ngữ. Do đó, nghề dịch văn tự chính thức sang các chữ viết khác là công việc rất phổ biến, người ta thường dịch từ tiếng Ai Cập sang Hy Lạp hay ngược lại.”

Nội dung phiến đá đề cập đến Cuộc nổi dậy từ năm 206 TCN đến năm 186 TCN, do căng thẳng kéo dài giữa các nhà cai trị Ptolemaic Hy Lạp và các thần dân Ai Cập. Hòn đá Rosetta kể chi tiết cách Ptolemy giành được một thị trấn của quân địch, ông “cắt những kẻ nổi loạn thành từng mảnh và thực hiện một cuộc tàn sát cực lớn ở đó."



da-rosetta-8.jpg

Vào thời điểm phiến đá được phát hiện, về cơ bản con người vẫn chưa đọc được các chữ tượng hình, bởi loại chứ này đã không được dùng cách đó khoảng 1.400 năm trước. Khó khăn hơn là phiến đá bị vỡ, khiến nhiều thông tin quan trọng bị mất đi. Về lý thuyết, các học giả ngày đó nghĩ rằng họ chỉ mất 2 tuần để giải mã chữ tượng hình bởi họ đều hiểu biết về tiếng Hy Lạp cổ đại. Thế nhưng nó mất đến hơn 20 năm. Các học giả lưu ý, cả 3 ngôn ngữ chỉ có nội dung gần giống như “như thể 3 người khác nhau mô tả cùng 1 bộ phim. Vì thế, không thể đơn giản cho rằng từ đầu tiên ở ngôn ngữ này ứng với từ đầu trong ngôn ngữ tiếp theo.”



da-rosetta-3.png

Dựa vào phần tiếng Hy Lạp trên hòn đá Rosetta, Young biết được cái tên Ptolemy sẽ xuất hiện nhiều nhất trong văn bản tượng hình. Thế là, ông đã xác định các hình vẽ giống nhau và tìm được chữ Ptolemy trong văn bản. Ông công bố phát hiện của mình vào năm 1819. Việc giải mã của ông bị chững lại từ đó. Champollion đã giành được ưu thế dựa trên kiến thức sâu rộng của ông về tiếng Coptic - một ngôn ngữ có nguồn gốc từ tiếng Ai Cập cổ đại. Mặc dù chữ tượng hình Ai Cập cổ đại là một ngôn ngữ đã chết, nhưng nó đã sinh ra một ngôn ngữ khác là Coptic - một ngôn ngữ có nguồn gốc từ tiếng Ai Cập cổ đại.

da-rosetta-10.jpg

Sau 23 năm kể từ khi phát hiện ra viên đá Rosetta, Champollion đã giải mã thành công. Đây cũng là văn bản song ngữ Ai Cập cổ đại đầu tiên được khôi phục trong thời hiên đại, phiến đá này ngay sau đó đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới khảo cổ và công chúng.

Ngay sau đó, ông đã trình bày lại những phát minh của mình tại Academie des Inscription et Belles Lettres ở Paris vào thứ Sáu ngày 27 tháng 9 năm 1822. Ngày mà thế giới mở khoá những bí mật của nền văn minh Ai Cập cổ đại.

da-rosetta-2.png

Phiến đá Rosetta là phiên bản nổi tiếng nhất, nhưng nó không phải là duy nhất. “Trong văn bản Ai Cập có viết rằng, sắc lệnh nên được khắc trên đá và được dựng ở tất cả các đền thờ trong quốc gia. Vì thế, nhiều khả năng mọi ngôi đền đều sẽ có 1 bản sao của sắc lệnh này, và viên đá Rosetta chỉ là một trong số đó.” Đến nay, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra 20 chục bản khác.

da-rosetta-4.jpg

Hiện viên đá vẫn chưa được Bảo tàng Anh trả về Ai Cập, bất chấp các sức ép từ chính phủ nước này và giới khảo cổ. Ngày nay, đá Rosetta vẫn là một trong những điểm tham quan phổ biến nhất tại Bảo tàng Anh với nhiều buổi triển lãm giành riêng cho nó.

Theo (1), (2), (3)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Kinh nghiệm tạo biểu đồ Use Case

PHÉP TOÁN XOR

Phần mềm hỗ trợ vẽ bản đồ tư duy trên máy tính

Power Designer 12.5