ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP 6 CHIẾC NÓN TƯ DUY TRONG LÀM VIỆC NHÓM

Trong cuộc sống, cũng như trong công việc, nổi bật nhất là trong kinh doanh thường xuyên nảy sinh rất nhiều vấn đề. Tất nhiên, để giải quyết những vấn đề như vậy không hề đơn giản chút nào, nếu thiếu một phương pháp thích hợp. Kết quả là rất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức bị tiêu tốn. Tệ hại hơn việc giải quyết vấn đề bị rơi vào “ ngõ cụt”, vấn đề chưa được giải quyết thì  xung đột ý kiến đã  xảy ra.
Tuy nhiên, không phải chúng ta không hề có phương pháp nào cho việc giải quyết vần đề. Thực tế đã tồn tại một phương pháp giải quyết vấn đề vô cùng hiệu quả mà có thể nhiều người chưa hề biết tới nhưng lại được các doanh nghiệp lớn trên thế giới như:  IBM, Federal Express, Brtish Airways, Pepsi, Polaroid, Prudential, Dupont, …ứng dụng và thu được kết quả tốt đẹp. Đó là phương pháp Six thinkings hat – Sáu chiếc nón tư duy.
Phương pháp này được coi là pháp kiến của Tiến sĩ  Eward de Bono vào năm 1980 và được ông xuất bản đầu tiên năm 1985.

NỘI DUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP:
Phương pháp 6 chiếc nón tư duy đề cập tới 6 chiếc nón với các màu: trắng,đỏ, đen, vàng, xanh lục, cuối cùng là xanh lam. Mỗi chiếc nón đại diện cho một mặt và khía cạnh của vấn đề, cũng như mỗi bước trong quá trình tư duy tìm ra giải pháp cho vấn đề. Cụ thể:
Nón màu trắng
  • Hình ảnh:  tờ giấy trắng, thông tin, dữ liệu, con số
  • Biểu thị: sự khách quan, trung lập, thái độ, minh bạch, rạch ròi, sự chính xác cao, tính thực tế.
  • Vai trò:
– Giúp chúng ta có những suy nghĩ tích cực về vấn đề, tránh bi quan ànhìn nhận và đánh giá vấn đề chuẩn xác hơn, không thiên về bên lợi hay bên hại, không dựa trên sự diễn giải, suy đoán cũng như ý kiến  mang tính cá nhân.
–  Nhắc nhở chúng ta nhớ đến thông tin liên lạc (công ty, chức vụ, địện thoại, email,..). à tức là khi làm việc với khách hàng, đối tác chúng ta cần nắm rõ những thông tin về nhu cầu, về sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng, nhất là nhu cầu có khả năng thanh toán.
  • Lợi ích:  chỉ tin vào sự thật, bằng chứng à giúp chúng ta đánh giá vấn đề 1 cách khách quan dựa trên những dữ kiện có sẵn
  • Lưu ý: Đội nón này  có nghiã là “hãy cởi bỏ mọi thành kiến, mọi tranh cãi, cởi bỏ mọi dự định và hãy nhìn vào cơ sở dữ liệu”, nhưng  đừng quá lạm dụng quá sẽ dẫn đến gặp hạn chế trong giải quyết vấn đề do tính thục tế quá cao.
–  Khi giải quyết một vấn đề mà cần tìm ra những thông tin, con số khách quan hãy yêu cầu bản than hay nhóm “đội” chiếc nón màu trắng.
=> Nón màu trắng hay chính  là bước yêu cầu phải tập trung nhìn thẳng vào sự thật, liệt kê ra thông tin và cơ sở dữ liệu cần thiết cho vấn đề.
Nón màu đỏ:
  •  Hình ảnh: ngọn lửa
  • Tượng trưng: cảm xúc, dự cảm, linh cảm, trực giác của cá nhân, mang tính chủ quan.
  • Vai trò:
–  Giúp chúng ta tiếp nhận những ý kiến xuất phát từ cảm xúc, linh cảm, trực giác, cảm nghĩ của cá nhân về vấn đề đang thảo luận.
–  Giúp chúng ta hiểu được cảm nhận của người khác.
–  Chiếc nón màu đỏ được sử dụng trong trạng thái
  • Lợi ích: Khi đội chiếc nón màu đỏ, chúng ta có cơ hội thể hiện tất cả những suy nghĩ, cảm xúc cá nhân về vấn đề đang giải quyết, nói cách khác, với chiếc nón màu đỏ, các ý kiến cá nhân mang tình được chấp nhận và có chỗ đứng trong quá trình tư duy của cuộc thảo luận.
=> Nón màu đỏ thể hiện cho bước tập chung đánh giá, nhìn nhận vấn đề trên suy nghĩ cá nhân để đưa ra nhện định, cách giải quyết.
Chiếc nón màu đen:
  • Hình ảnh: đêm tối, đất bùn
  • Tượng trưng : điểm yếu, các lỗi, sự bất hợp lý, sự thất bại, sự phản đối, chần chừ, thái độ bi quan.
  • Vai trò:
–  Giúp chỉ ra những điểm yếu trong quá trình suy nghĩ của chúng ta.
–  Chỉ ra các lỗi, các điểm cần lưu ý, các mặt yếu kém, bất lợi của vấn đề hay dự án đang tranh cãi.
–  Hết sức quan trọng vì nó đảm bảo cho dự án tránh được các rủi ro, có những điều xảy ra không giống như chúng ta biết ,có những điều chúng ta mong đợi lại ko xảy đến,  ngăn chúng ta làm điều sai, bất hợp pháp hay nguy hiểm.
  • Lợi ích: thảo luận về những rủi ro có thể gặp phải, cùng nhau suy xét một cách cẩn trọng, giúp ta tránh dc những vấn đề như phạm pháp, nguy hiểm, thua lỗ, gây ô nhiễm hay các vấn đề bất lợi khác
  • Lưu ý: tránh việc lạm dụng chiếc mũ đen vì nếu nhìn nhận vấn đề dưới góc nhìn chiếc mũ đen sẽ ko phát triển dc ý tưởng tốt→ ko thực hiện được kế hoạch, giới hạn khả năng bản thân cũng như của nhóm làm việc.
=> Nón màu đen là bước tập trung phân tích chỉ ra giải pháp hợp lí sao cho tránh được rủi ro.

Nón màu vàng:
  • Hình ảnh : ánh sáng mặt trời, màu của chiến thắng, huy hoàng.
  • Tượng trưng: sự lạc quan, các giá trị, các lợi ích.
  • Vai trò: đưa ra các ý kiến lạc quan, các mặt tích cực, các lợi ích của vấn đề.
– Trong kinh doanh: cung cấp cho khách hàng những lợi ích nếu sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
– Tạo niềm tin và cảm hứng đối với khách hàng qua các ý kiến lạc quan, tích cực.
– Không kém phần quan trọng vì sẽ thấy được những mặt tích cực từ đó khai thác những giá trị có lợi, giúp công việc trở nên tốt đẹp hơn
– Hướng đến những gì tươi sáng, lạc quan cảm giác được an toàn và vui tươi hơn.
  • Lợi ích
–   Giúp chúng ta có thêm nghị lực, tinh thần lạc quan  để tiếp tục công việc khi gặp khó khăn,thử thách.
–   Giúp chúng ta có những mơ ước bay cao và xa hơn,  tầm nhìn mới một cách tươi sáng hơn.
–   Tư duy tích cực thì nằm bắt những cơ hội tích cực, lạc quan hơn với cuộc sống.
–   Sự lạc quan giúp chúng ta thấy hết những lợi ích và cơ hội đem đến sự thành công.
  •  Lưu ý:
–   Không nên lạm dụng mũ vàng, vì trong công việc nếu chỉ nhìn về những hướng tích cực, những ưu điểm và mà quên phân tích những điểm yếu, những khuyết điểm sẽ gặp những khó khăn khi giải quyết vấn đề.
–   Không thấy được những hạn chế, khuyết điểm, sẽ dẫn đến kế hoạch làm việc bị thất bại => khả năng tư duy sáng tạo bị hạn hẹp, không có những ý tưởng mới mẻ và độc đáo.
=> Nón màu vàng là bước dồn sức tập trung trung, phân tích để chỉ ra những yếu tố tích cực, tương lai tươi sáng cho vần đề.
Chiếc nón màu xanh lục:
  • Hình ảnh: cây cỏ xanh tươi, sự nảy mầm, sự đâm chồi, sự phát triển
  • Tượng trưng:  sự sinh sôi, sáng tạo
  • Lợi ích
–  Tìm giải pháp để giải quyết khó khăn, rắc rối
–  Tìm kiếm và đưa ra những ý tưởng mới
–  Đưa ra những phương án và sự lựa chọn (có thể là sự lựa chọn có sẵn hoặc sự lựa chọn hoàn toàn mới)
  • Vai trò: giúp ta đưa ra những ý tưởng, vạch ra nhiều giải pháp để từ đó có nhiều cách để lựa chọn và sự lựa chọn ấy nhất định sẽ phong phú và tối ưu nhất. Nón màu xanh lục cũng giúp ta gắng sức để sửa đổi và hoàn thiện những ý tưởng đã nêu ra từ lúc đầu.
  • Lợi ích: giúp những ý tưởng sáng tạo có cơ hội được thể hiện, “ thăng hoa”.
=>  Nón màu xanh lục là bước tập trung tìm ra cách giải quyết thật sáng tạo, mang tính đột phá.
Nón màu xanh lam:
  • Hình ảnh: bầu trời cao xanh
  • Tượng trưng: Quyền lực lãnh đạo, sự tổng quát
  • Vai trò:
– Quản lý, chỉ đạo giám sát, định hướng quá trình tư duy, xác định, chủ đề, mục tiêu của vấn đề, cuộc  thảo luận mà chúng ta đang hướng tới.
– Sắp xếp thứ tự cuả từng chiếc nón trong quá trình tư duy
– Tóm tắt và đưa ra một cái nhìn tổng thể. Nói một cách rõ ràng, đây là cái nón dành cho người lãnh đạo.
  • Lợi ích: Khi đội chiếc nón màu xanh tức là bạn là người có quyền quyết định tất cả mà không bị cho là độc quyền hay mang tính áp đặt
=> Nón màu xanh lam là bước của người lãnh đạo nhìn lại, đánh giá việc thực hiện các bước trên, sau đó  quyết định giải pháp tối ưu nhất giải quyết vấn đề trong tất cả các giải pháp đưa ra trong quá trình thảo luận.
CÁCH SỬ DỤNG:
Có 2 cách sử dụng tiêu biểu
+ Cách dùng độc lập:
–  Chỉ sử dụng duy nhất một chiếc nón trong buổi thảo luận hôm đó. Buổi thảo luận hôm sau sẽ dùng chiếc nón khác.
–  Cách dung độc lập có thể hiểu là một cá nhân sử dụng 6 chiếc nón tư duy trong quá trình tư duy.
+ Cách dùng theo một chuỗi nhất định:
–  Chỉ việc cả nhóm tiến hành cùng lúc đội cùng một chiếc nón và sử dụng lần lượt từng chiếc nón.
–  Mỗi người trong một nhóm thảo luận lần lượt đội riêng cho mình một chiếc nón. Chiếc nón được chọn cho từng cá nhân sẽ được xác định dựa trên tính cách cuả mỗi cá nhân đó.
KẾT LUẬN:
Việc “đội” hay nhập tâm hình ảnh chiếc nón vào trong đầu sẽ hướng tư duy chúng ta tập trung theo một hướng nhất định và rõ ràng trong thời điểm đó mà Tiến sĩ  Eward de Bono gọi là “ chỉ làm một việc trong một thời đểm.
Bên cạnh đó, khi cả nhóm cùng giải quyết vấn đề, việc áp dụng phương pháp này sẽ giúp mọi người sẽ cùng tập trung giải quyết vấn đề từ cùng một góc nhìn do đó sẽ không xảy ra xung đột do những quan điểm khác nhau,đồng thời còn bổ sung, hỗ trợ ý kiến cho nhau.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Kinh nghiệm tạo biểu đồ Use Case

PHÉP TOÁN XOR

Phần mềm hỗ trợ vẽ bản đồ tư duy trên máy tính

Power Designer 12.5