Nhiếp ảnh gia Drew Hopper chia sẻ về bố cục, đường dẫn để làm nổi bật chủ thể trong ảnh

Drew Hopper là một nhiếp ảnh gia du lịch chuyên chụp ảnh nghệ thuật và phong cảnh ngoài phạm vi nước Úc. Do niềm say mê đối về tính đa dạng văn hóa, con người và môi trường sống, Drew mạo hiểm đến những vùng xa xôi và rộng lớn để chụp những bức ảnh, trải nghiệm của ông cùng với quan điểm cho rằng chúng sẽ tác động và gợi cảm hứng cho một bộ phận người xem theo cách riêng của mỗi người. Ông cũng đã du lịch đến Việt Nam và có rất nhiều ảnh đẹp tại nước ta, đặc biệt là ảnh đường phố. Bạn có thể tìm thấy thêm tác phẩm và bài viết của ông trên trang mạng và blog riêng của ông.

Trở lại với chủ đề bài viết, bố cục luôn là một trong những yếu tố đặc biệt có thể tạo nên hoặc phá đi vẻ đẹp của bức ảnh. Đó là lý do chúng ta phải hiểu và biết yếu tố này tác dụng như thế nào lên bức ảnh để áp dụng nó một cách sáng tạo hơn. Về bản chất, bố cục thể hiện sự liên quan giữa các thành phần trong ảnh. Một bố cục chặt chẽ (ở đây Drew dùng từ "Strong Compostion") sẽ có xu hướng dẫn ánh mắt của người xem tập trung về phía chủ thể. Đó có thể là những đường ngang, dọc hoặc đường chéo, tuỳ theo vị trí của chủ thể trong khung hình.

Những hình ảnh dưới đây do Drew chụp và được vẻ thêm các mũi tên để các bạn có thể hiểu được ý đồ, bố cục của các tác giả nhằm giúp những bạn không quen với các bố cục này có thể nằm bắt dễ hơn.


untitled-shoot-4643-Edit.
Trong bức ảnh này, tác giả muốn dùng các đường dẫn của hành lang để hướng ánh mắt người nhìn đến chú Tiểu trong bức ảnh, trong khi đó ánh mắt của chú Tiểu cũng tạo thành các đường chéo theo hướng hành lang. Các ô tạo bởi những chiếc cột ngày càng thu nhỏ và người phụ nữ đang đội giỏ đi trên đầu giúp bổ sung thêm hiệu ứng về hướng nhìn. Tất cả những chi tiết đó tạo chiều sâu cho bức ảnh mà vẫn tập trung vào chủ thể là chú Tiểu ở tiền cảnh.

21.
Bố cục tiếp theo rất đơn giản và dễ nhận thấy. Chúng ta có chủ thể được đặt vào trung tâm khung ảnh. Drew đã căn chỉnh bố cục để những đường chéo hướng ánh mắt của chúng ta về phía anh ngư dân. Hiệu ứng méo góc của ống kính góc rộng giúp tạo chiều sâu cho bức ảnh

untitled-shoot-2699-comp.
Trọng tâm của bức ảnh là hai chú Tiểu nhưng Drew còn lấy thêm một phần ray sáng bên cửa sổ. Bằng cách căn chỉnh bức ảnh cho chú tiểu ngồi dưới nguồn sáng, tác giả dùng ánh sáng để tạp điểm nhấn vào cuốn sách, ngoài ra, ông còn dùng bức tường làm đường dẫn để thu hút ánh mắt vào chủ thể con người.

untitled-shoot-4551-Edit.
Trong trường hợp này, chúng ta dễ dàng thấy chú Tiểu đặt trong điểm mạnh của bức ảnh theo nguyên tắc bố cụ 1 : 3. Tương tự bức ảnh đầu tiên, các đường chéo của kiến trúc dẫn ánh mắt người xem tập trung về chú Tiểu, đồng thời tạo độ sâu cho bức ảnh. Đây là một bố cục đơn giản và hiệu quả khi chụp với ống kính góc rộng

12-2.
Đây là ví dụ về bố cục trung tâm với chú Tiểu được đặt vào trọng tâm thấp của bức ảnh. Ở đây Drew hạ thấp góc máy và sử dụng ống kính góc rộng, tận dụng hiệu ứng méo góc để đưa các đường dẫn hướng về chú Tiểu. Kết hợp với các chi tiết trên nền gạch, tất cả tạo nên bố cục chặt chẽ.

13.
Drew cho biết bố cục này ông rất ít khi dùng vì ông không thích đường chân trời nghiêng, tuy nhiên bố cục này áp dụng tốt trong trường hợp này. Ông đã hạ thấp góc máy và nghiên để có được bố cục với các đường dẫn cắt chéo nhau. Mặt nước soi bóng cũng giúp hướng ánh mắt người xem đến trung tâm bức ảnh

cover2.
Và cuối cùng là một bố cục đơn giản. Ánh sáng từ cửa sổ tràn vào từ bên trái, vì thế Drew đặt chủ thể là chú tiểu vào bên phải bức ảnh. Ánh sáng hướng trực tiếp vào chú tiểu, tạo sự tương phản giúp làm nổi bật cả ánh sáng lẫn chủ thể.

Kết lại, chúng ta có thể thấy sự vận dụng bố cục không chỉ là đặt chủ thể vào những đường ngang, 1/3 hay 1:1,... Chúng ta có thể tận dụng mọi hình dáng của sự vật xung quanh để tạo đường dẫn hướng ánh mắt người xem đến thứ chúng ta muốn.

Trước đây anh @tuanlionsg cũng đã có một bài viết về 7 bố cục kinh điển học từ ảnh của nhiếp ảnh gia Henri Cartier Bresson tại ĐÂY. Ngoài ra, Camera Tinh Tế cũng đã có 2 bài viết về bố cục cơ bản tại đây cho bạn nào chưa rõ:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Kinh nghiệm tạo biểu đồ Use Case

PHÉP TOÁN XOR

Phần mềm hỗ trợ vẽ bản đồ tư duy trên máy tính

Power Designer 12.5