THAY CHO LỜI KẾT THÚC

Bài này mình đánh máy lại từ cuốn Các câu chuyên toán học, tập một: Tất nhiên trong ngẫu nhiên-NXB Giáo dục. Đây là cuốn sách rất hay, bổ ích cho những bạn say mê, hứng thú với toán học. Tiếc rằng mình chỉ có cuốn 1,2,4,5; tập 3 mình đã làm mất, tập 6 mình chưa mua được. Mình mong rằng NXB sẽ tái bản lại tựa sách này. Sau đây là nội dung bài viết:

Nhà toán học Lars Garding người Thụy Điển là tác giả cuốn “Tình hình khái quát toán học”. Trong cuốn sách này tác giả đã trình bày và phân tích cực kì sâu sắc về xác suất và nghiên cứu xác suất. Đoạn trình bày và phân tích sau đây có thể thay cho lời kết thúc của tập sách “Tất nhiên trong ngẫu nhiên” này: “Cái từ xác suất (probability) này gắn liền với tính chân thực của từ thăm dò (probe). Trong thế giới mà chúng ta đang sống chứa đầy tính không xác định, vì vậy chúng ta hãy thử thông qua chân tướng và tương lai của sự kiện suy đoán để nắm lấy cái tính không xác định này. Khi phân tích thế giới quanh chúng ta, phương pháp này là một bộ phận tạo thành quan trọng. Khi chúng ta hi vọng đạt được kết quả xác định, trong tình huống bình thường, chúng ta có thể chia hình thể thành nguy hiểm tuyệt đối hoặc an toàn tuyệt đối và tránh nguy hiểm. Chúng ta tiến lên một cách thận trọng trên con đường gập gềnh, đúng như người đi bộ và lái xe, luôn khiến mình cách xa vùng không an toàn một khoảng cách lớn. Nhưng phương pháp phân loại này cũng bao gồm mối nguy hiểm trong đó. Sau khi có ba lần kinh nghiệm tương tự đối với cùng một hiện tượng, chúng ta sẽ cho rằng nó luôn xảy ra bằng cùng một phương thức.

“Cảm giác không an toàn vừa khiến người ta căng thẳng, lại vừa khiêu khích người ta, nó ép buộc người ta phải lựa chọn phương án trong tình huống hậu quả còn hoàn toàn chưa rõ ràng. Nếu sự lựa chọn này đích thực có ý nghĩa thì chúng ta có thể tiến hành lựa chọn bằng một tấm lòng vui, vô tư. Nhưng hậu quả của sự lựa chọn không tốt không thể quá nghiêm trọng. Giả dụ chúng ta ở vào bước ngoặt nguy hiểm, chúng ta phải động viên toàn bộ nguồn sức lực của chúng ta, không chỉ là toàn bộ dự trữ trí tuệ, mà còn cả tinh thần để đối phó với nó, mà nếu thất bại thì có thể là hủy diệt. Ma lực chưa biết xúc động lòng người, khiến người ta phát minh ra vô số trò chơi, làm cho họ chơi sảng khoái trong tình huống trật tự không rối loạn, không có chút nguy hiểm nào đối với tính mạng.

“Lí thuyết xác suất là mô hình toán học có cơ hội tốt. Mới đầu nó chỉ là sự phân tích đối với trò chơi mang tính ngẫu nhiên, còn ngày nay đã là một môn lí luận toán học to lơn, nó đều có ứng dụng vào khoa học xã hội, sinh vật học, vật lí học, hóa học,…”

Như nhiều người đã biết Archimedes (Acsimet) (287-212 trước Công nguyên) đã tìm ra định luật về sức đẩy của chất lỏng khi đang tắm trong bồn tắm; Galileo Galilei (1564-1643) phát hiện ra định luật về con lắc khi quan sát ngọn đèn dao động trên trần nhà thờ và Issac Newton (25.12.1642-20.3.1727) xây dựng định luật vạn vật hấp dẫ khi nhìn quả táo rơi là ngẫu nhiên nhưng cũng là tất nhiên. Như vậy là tất nhiên có trong ngẫu nhiên!

Thế nhưng, biết bao người đã tắm trong bồn tắm, đã nhìn thấy ngọn đèn treo trên trần lắc lư, trái cây rơi xuống đất,… nhưng đâu phải phải dễ dàng rút ra được những định luật kì diệu đó. Chính do sự nung nấu, tìm tòi, suy nghĩ mà những hiện tượng thực tế đã gợi ra được những liên tưởng, củng cố thêm những dự đoán và đã dẫn đến phát minh. Đúng như nhà bác học Blais Pascal (1632-1662) người Pháp, con của Estienne Pascal (1588-1640) đã nói (hai cha con đều là nhà toán học) : “Chỉ có những khối óc đã được chuẩn bị thì mới có được những phát minh tình cờ !”. Rất mong bạn đọc có được “những chuẩn bị” để có “những phát minh tình cờ!”.

Án Bình Trọng (sưu tầm và đánh máy)

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Kinh nghiệm tạo biểu đồ Use Case

PHÉP TOÁN XOR

Phần mềm hỗ trợ vẽ bản đồ tư duy trên máy tính

Power Designer 12.5